Quy trình sản xuất bánh mỳ theo dây chuyền – Vô cùng đơn giản!!

Bạn đã biết về quy trình sản xuất bánh mỳ theo dây chuyền? Với những thiết bị hiện đại thì mọi khâu đều trở nên thật dễ dàng và nhanh chóng. Hãy cùng maylambanhmi.net xem những ổ bánh mì vàng ươm được ra đời như thế nào nhé!

bánh mì Việt Nam

Quy trình sản xuất bánh mỳ theo dây chuyền

Bánh mỳ được sản xuất theo dây chuyền làm bánh mỳ từ khâu này đến khâu khác đều có những thiết bị hỗ trợ phù hợp. Nhờ vào sự hiện đại này, nhân công không cần quá nhiều mà thành phẩm lại vừa đẹp vừa ngon. Đồng thời không gian chế biến bánh cũng đảm bảo được sự gọn gàng, sạch sẽ dễ dàng vệ sinh.  

Bước 1: Trộn bột – Máy trộn bột mì 

Ở khâu trộn bột chúng ta có thể sử dụng thiết bị máy trộn bột để phục vụ việc trộn bột hiệu quả. Máy trộn bột Viễn Đông chuyên dùng để trộn bột, thực phẩm làm các loại: bánh mì, bánh bao, bánh trung thu..

Để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng thì máy trộn bột có nhiều dung tích như máy trộn bột 7kg, máy đánh bột 10kg trong thời gian ngắn chỉ 6-10 phút, thành phẩm đạt yêu cầu, trộn nhanh và đều hơn cả trộn tay.

máy trộn bột

Máy đánh bột khỏe, trộn bột đều, kết dính tốt, các mẻ trộn chất lượng như một. Tự động 100%, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí nhân công và sử dụng cực đơn giản, ngay cả khi bạn chưa có kinh nghiệm trộn bột trước đó.

Bước 2: Chia bột – Máy chia bột  

Máy chia bột mì là thiết bị giúp những phần bột được chia ra đều đặn và nhanh chóng, cho 36 phần với vài phút, thay vì sử dụng cách thủ công vừa lâu mà bột được chia không đều.

Với máy cắt bột thì không chỉ có khả năng chia nhanh, năng suất cao mà là chia 36 khối bột đều nhau chuẩn xác, bánh nướng lên sẽ đều hơn.

máy chia bột

Bạn có thể sử dụng máy chia bột 36 phần bằng tay – dùng tay gạt chia khối bột, hoặc máy chia bột 36 phần dùng điện – nhấn nút để máy chia tự động.

Tham khảo: máy chia bột tròn vo MP30, NFK30

Bước 3: Se bột – Máy se bột 

Nếu như se bột bằng tay không đều, năng suất phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm tốc độ thao tác. Bên cạnh đó người thợ không thể se bột liên tục trong thời gian dài thì máy se bột chính là biện pháp khắc phục tối ưu nhất!

Máy se bột giúp se bột tạo hình bánh đều và đẹp. Khối lượng bột từ 30 – 180g/viên, chiều dài tối đa mà máy có thể se được dưới 30Cm (độ rộng tối đa của băng tải là 38cm). Khi se, mìn bột thuôn và 2 đầu hơi tròn, kể cả bánh mì que.

máy se bột

Máy se bột có các loại máy se bột 1, 2 băng hoặc máy se bột 3 băng với xuất xứ từ Việt Nam hoặc Trung Quốc và giá thành khác nhau cho khách hàng lựa chọn. 

Bước 4: Ủ bột – Tủ ủ bột 

Có nhiều người có vẻ lắc đầu khi nhắc đến tủ ủ bột bánh mì vì đây là khâu hoàn toàn có thể làm rất đơn giản. Tuy nhiên những cách khác đó phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ thời tiết, bột nở không đều, phải đợi rất lâu từ 3-4 giờ – làm chậm tiến độ làm ra bánh.

Với tủ ủ bột bạn chủ động hơn, không phải thức dậy quá sớm làm giảm 1 nửa thời gian ủ bột so với thông thường. Tủ cho năng suất cao giúp tiết kiệm thời gian, công sức.

máy se bột

Tủ ủ bột có thể kích bột nở đều ở tất cả các khay trông đẹp mắt. Có loại tủ ủ bột khô và ủ hơi nước đa năng cho bạn lựa chọn. 

Bước 5: Nướng bánh mì – Lò nướng bánh mì 

Lò nướng bánh mỳ thì chắc chắn phải có cho mỗi cơ sở sản xuất bánh mỳ. Với lò nướng bánh mì đối lưu 5 khay, nướng 1 mẻ 50 bánh từ 15-17 phút.

Các bạn có thể lựa chọn các loại lò nướng đối lưu hoặc lò nướng bánh mì xoay từ Trung Quốc hay Việt Nam với số khay từ 5 – 8 -10 khay tùy vào nhu cầu sản xuất của cơ sở mình. 

sản xuất bánh mì

Như vậy các bạn có thể thấy được dây chuyền làm bánh mì hiện đại được cấu thành bởi 5 thiết bị Máy trộn bột -> Máy chia bột -> Máy se bột -> Tủ ủ bột -> Lò nướng bánh mì. Vậy chi phí để mua dây chuyền này là bao nhiêu? Hãy cùng tham khảo nhé!

Chi phí để mua dây chuyền sản xuất bánh mì

Dây chuyền sản xuất bánh mì có giá còn phụ thuộc vào cách bạn lựa chọn năng suất của mỗi thiết bị trong đấy, năng suất càng cao thì giá thành cũng cao theo. Dưới đây chúng tôi sẽ nêu giá mẫu 1 dây chuyền sản xuất bánh mỳ. 

  • Máy trộn bột mì Việt Nam 7kg: có giá khoảng 11 triệu đồng.
  • Máy chia bột 36 phần dùng tay: giá khoảng 11 triệu đồng. 
  • Máy se bột một băng tải lớn: giá khoảng 25 triệu đồng.
  • Tủ ủ bột Việt Nam 10 khay : giá khoảng 11 triệu đồng.
  • Lò nướng bánh mì đối lưu 5 khay Việt Nam, có giá khoảng 33 triệu đồng.

dây chuyền làm bánh mì

Như vậy với khoảng 91 triệu là bạn có thể đầu tư được dây chuyền sản xuất bánh mì vô cùng hiện đại. Trên đây là dây chuyền sản xuất bánh mì cũng như giá thành hiện đang được Viễn Đông áp dụng. Có thể thấy dây chuyền làm bánh mỳ hoàn toàn đáng để đầu tư so với năng suất mà nó đem lại cho người dùng. 

Hãy liên hệ ngay tới Viễn Đông để được tư vấn đặt hàng dây chuyền thiết bị này nhé!

>> Đặt hàng dây chuyền làm bánh mỳ tại Viễn Đông



Viết bình luận tại đây

© 2019 Máy làm bánh mì công nghiệp. Thiết kế Website bởi VietMoz.