DÂY CHUYỀN LÀM BÁNH MÌ

Ai cũng biết rằng, để làm ra được 1 chiếc bánh mì thì cần trải qua 5 giai đoạn: trộn bột, chia bột, se bột, ủ bột và nướng bánh. Tuy nhiên, mỗi công đoạn sẽ có nhiều loại máy móc với công suất, năng suất khác nhau để phù hợp với nhiều quy mô sản xuất của khách hàng.

sản xuất bánh mì

Hãy cùng maylambanhmi.net tìm hiểu đầy đủ về từng mẫu máy trong dây chuyền sản xuất bánh mì hiện đại ngày nay nhé.

1. Máy trộn bột bánh mì

Đây là thiết bị đầu tiên trong công đoạn làm bánh mì, sử dụng máy nhồi bột công nghiệp giúp bạn đơn giản hóa công việc và tiết kiệm thời gian, công sức trong quá trình làm bánh.

máy trộn bột

Bạn có thể trộn từ 3 – 10kg bột mì chỉ trong khoảng 6 – 10 phút tùy từng loại máy. 2 loại máy nhào bột bánh mì Viễn Đông mà bạn có thể tham khảo đó là:

Máy trộn bột Việt Nam SD (Trung Quốc)
Các kích cỡ 7kg và 10kg SD10, SD 20 và SD 30
Chất liệu chính Inox và thép Inox, nhựa cứng và thép
Motor Thiết kế motor trần, gồm 2 motor: motor cối trộn và motor càng đánh Chỉ có 1 motor càng đánh, thiết kế kín, nằm trong vỏ máy.
Năng suất 7kg và 10kg 3 – 5 – 7kg
Khác biệt – Tủ điện điều khiển rời

– Càng đánh là dạng càng xoắn làm bằng thép, đánh bột tại chỗ

– Có thể cài đặt thời gian đánh bột

– Không điều chỉnh được tốc độ của càng đánh

– Không có tấm chắn ở miệng cối

– Bảng điều khiển nằm ngay trên thân máy

– Càng đánh là càng móc câu

– Không cài đặt được thời gian

– Máy SD 10 có thể điều chỉnh tốc độ càng đánh từ chậm đến nhanh.

Máy SD 20 và SD 30 có 2 chế độ đánh nhanh hoặc chậm.

– Có tấm chắn inox ở miệng cối và có chế độ cảm biến tại đây.

máy trộn bột SD

2. Máy chia bột 36 phần

Sau khi trộn bột, bạn tiến hành cân bột và cho vào khuôn máy chia bột để chia ra thành 36 phần bằng nhau. Thực tế, máy chia bột 36 phần không phải là máy móc thiết yếu trong dây chuyền sản xuất bánh mì.

máy chia bột

Với các cửa hàng làm bánh nhỏ có quy mô dưới 600 bánh/ ngày thì bạn hoàn toàn có thể chia bột bằng tay. Tuy nhiên, với các cửa hàng làm bánh mì quy mô lớn, sản xuất hơn 600 bánh/ ngày thì bắt buộc cần sử dụng đến máy chia bột để tiết kiệm thời gian, công sức.

máy chia bột bằng điện

Có 3 loại máy chia bột mì:

– Máy chia bột 36 phần bằng tay

– Máy chia bột 36 phần bằng điện

– Máy chia bột vo tròn 36 phần

Để chia bột, bạn lấy khối lượng bột để làm 1 bánh và nhân với 36 là sẽ ra tổng khối lượng bột để vào trong khuôn.

máy chia bột bằng điện

3. Máy se bột mì

Se bột là công đoạn tiếp theo trong dây chuyền làm bánh mì. Máy vê bột thực chất bao gồm 2 công đoạn: cán mỏng bột và cuộn bột lại.

Bột được cán mỏng sẽ giúp bột nở dễ dàng hơn, sau đó, khi di chuyển qua băng tải và các tấm lưới inox sẽ giúp bột tự động cuộn lại. Bột càng được cuộn chặt thì bánh nở càng to, khi ủ bột nở thì các kết cấu bên trong sẽ liên kết chắc chắn với nhau.

máy se bột bánh mì

Bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 mẫu máy se bột sau:

  • Máy se bột 1 băng tải
  • Máy se bột bằng điện 2 băng tải
  • Máy vê bột 3 băng tải

Trong đó, máy se bột 3 băng tải sử dụng tiện lợi nhất vì chỉ cần 1 người đứng ở đầu máy để thao tác. Chính vì vậy, máy được nhiều khách hàng lựa chọn hơn cả. Tuy nhiên, nếu muốn tiết kiệm chi phí thì bạn có thể đầu tư các máy 1 băng tải và 2 băng tải.

Dây chuyền sản xuất bánh mì đầy đủ cho người mới bắt đầu!

4. Tủ ủ bột bánh mì

Sau khi bột được tạo hình cơ bản bằng máy se bột bánh mì thì sẽ được đem đi ủ để kích nở trước khi đem vào lò nướng. Tủ ủ bánh mì có 2 loại sau: Tủ ủ bột không điện và tủ ủ bột dùng điện.

Tùy vào lượng men cho vào khi trộn bột mà thời gian ủ bột sẽ khác nhau.

tủ ủ bột mì 16 khay

Tủ ủ bột không điện chỉ là 1 chiếc tủ hoàn toàn bình thường, khách hàng chỉ xếp các khay bánh đặt vào trong tủ và chờ bột nở nên sẽ mất nhiều thời gian.

Tủ ủ bột bằng điện có 2 chế độ ủ: ủ khô và ủ hơi nước. Người làm bánh sẽ bật đồng thời cả 2 chế độ và để khoảng 10 phút, khi nhiệt độ bên trong tủ đạt khoảng 40 – 50ºC thì cho bánh vào bên trong để ủ.

tủ ủ bột mì 16 khay

3g men/1kg bột – Ủ 4-5 tiếng.
5g men/1kg bột – Ủ 3-4 tiếng.
8g men/1kg bột – Ủ 2-3 tiêng.
=> Men càng nhiều thì khi đánh bột càng mau nóng dễ chết bột.
=> Thời gian bột nở cũng sẽ càng nhanh nên bột càng nhiều thì phải làm càng nhanh, nếu không nhưng cục bột cuối sẽ bị nở và không se được.

tủ ủ bột mì 16 khay

Tủ ủ bột bánh mì có các kích cỡ sau: 10 – 16 -24 – 32 khay để khách hàng lựa chọn.

5. Lò nướng bánh mì công nghiệp

Đây cũng là công đoạn cuối cùng trong dây chuyền làm bánh mì. Lò nướng bánh mì có 2 loại chính: lò nướng đối lưu và lò nướng xoay.

lò nướng bánh mì xoay

– Lò nướng bánh mì đối lưu: Có các kích cỡ 5 – 8 – 10 khay. Quạt gió sẽ thổi hơi nóng vào bên trong lò qua các khe gió. Hơi nóng đối lưu tuần hoàn bên trong khoang nướng nên bánh vàng đều các mặt.

– Lò nướng bánh mì xoay: Thiết kế xe để khay, người làm bánh sẽ xếp các khay bánh lên xe và đẩy vào trên trong lò, gắn vào trục xoay phía trên.

Khi nướng bánh, cả xe khay sẽ xoay tròn để các khay bánh tiếp xúc đều với nhiệt, chất lượng bánh đều hơn so với lò nướng đối lưu. Lò nướng bánh mì xoay có các kích cỡ: 6 – 8 – 10 – 12 – 16 khay.

Bảng điều khiển nằm ngay trên thân máy, có thể cài đặt thời gian phun nước, thời gian nướng bánh và nhiệt độ nướng. Khi hết giờ thì lò nướng bánh mì sẽ có còi báo cho người sử dụng.

  • Lò nướng 5 – 6 khay: quy mô dưới 600 bánh/ ngày
  • Lò nướng bánh mì 8 khay: quy mô dưới 900 bánh/ ngày
  • Lò nướng bánh công nghiệp 10 khay: quy mô dưới 1200 bánh/ ngày
  • Lò xoay nướng bánh mì 12 khay: quy mô sản xuất 1300 – 1400 bánh/ ngày
  • Lò bánh mì xoay 16 khay: quy mô 1800 bánh/ ngày

lò nướng bánh mì xoay

Viễn Đông đã giới thiệu đến bạn toàn bộ các thiết bị trong dây chuyền làm bánh mì. Hãy liên hệ ngay đến hotline chi nhánh gần nhất để được tư vấn và báo giá cụ thể.

© 2019 Máy làm bánh mì công nghiệp. Thiết kế Website bởi VietMoz.